Cách nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc về Việt Nam
Việt Nam là nước có tỷ lệ nhập khẩu máy móc thiết bị và phụ tùng từ Trung Quốc ở mức cao. Theo số liệu thống kê trong năm 2019, nhập khẩu máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng từ Trung Quốc chiếm đến gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Nếu như bạn đã hoặc đang có ý định nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc về Việt Nam để kinh doanh nhưng chưa biết cách nhập và thủ tục nhập khẩu như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của C2V.
1. Các ngành hàng trong thị trường kinh doanh máy móc - thiết bị
Hiện nay, định kiến của người Việt Nam về các sản phẩm máy móc của Trung Quốc còn tương đối nặng nề. Nhắc tới hàng Trung Quốc, một số người sẽ liên tưởng tới hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, trong một thị trường sẽ tồn tại nhiều loại hàng hoá phục vụ cho từng phân khúc khách hàng khác nhau, kể cả thị trường máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ của những nước đi đầu như Nhật Bản và Mỹ.
Một số ngành hàng máy móc thiết bị phổ biến ở Quảng Châu - Trung Quốc bao gồm:
- Máy móc gia dụng
- Máy móc nông nghiệp
- Nguyên vật liệu phụ kiện
- Dòng máy cầm tay
- Dây chuyền sản xuất
- Thiết bị chiếu sáng
2. Cách nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc về Việt Nam
Trực tiếp sang Trung Quốc nhập hàng
Nếu bạn thông thạo tiếng Trung, am hiểu về ngành hàng định kinh doanh thì có lẽ đây là một lựa chọn thông minh. Bạn có thể sang tận xưởng, kiểm tra chất lượng hàng hoá, đàm phán với chủ xưởng để có thể nhập hàng số lượng lớn với giá gốc cùng nhiều mặt hàng đa dạng.
Tuy nhiên, với cách thức nhập hàng này, ban sẽ phải tiêu tốn một khoản chi phí đáng kể cho việc di chuyển, ăn ở, tìm hiểu các bên vận chuyển uy tín từ đầu Trung Quốc để tránh tình trạng thất lạc hàng hóa, sẵn sàng làm việc với chính quyền Việt Nam hoặc Trung Quốc khi hàng hoá gặp trục trặc, vấn đề.
Nhập hàng qua các trang thương mại điện tử Trung Quốc
Các sàn giao dịch thương mại điện tử nổi tiếng của Trung Quốc như: taobao.com, tmall.com, 1688.com,...hiện có bán đầy đủ các loại ngành hàng máy móc, với chủng loại vô cùng phong phú và đa dạng
Bạn chỉ cần truy cập vào một trong những website trên, lựa chọn sản phẩm mong muốn và nhà cung cấp uy tín rồi đặt mua những sản phẩm mong muốn ngay tại đó. Với hình thức mua này, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và nhiều loại chi phí khác. Tuy nhiên, hình thức này gặp rất nhiều rủi ro về chất lượng cũng như dễ xảy ra những tranh chấp khác. Bên cạnh đó, bạn cần phải thuê một bên thứ 3 để vận chuyển hàng hóa về Việt Nam và làm các thủ tục nhập khẩu, thông quan.
Sử dụng dịch vụ mua hàng của bên thứ ba
Đối với hai phương án trên, nhà kinh doanh cần phải nắm vững nhiều kiến thức, kinh nghiệm và bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức. Để tối ưu hơn, bạn có thể lựa chọn dịch vụ tìm nguồn - mua hàng - vận chuyển từ một đơn vị trung gian. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn ra một đơn vị uy tín.
3. Thủ tục nhập khẩu máy móc và thiết bị
Mã HS code máy móc mới 100%
Về mã HS code máy móc, các doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS code thuộc chương 84 và chương 85 trong biểu thuế xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp cần dựa vào tính chất, đặc điểm và thực tế của từng loại hàng hóa để có thể áp mã HS code máy móc cho phù hợp nhất.
Thủ tục nhập khẩu máy móc mới 100%
Mặt hàng máy móc mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường.
Bộ hồ sơ khai báo hải quan bao gồm:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Hợp đồng thương mại (Commercial Contract)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Vận đơn đường biển (Bill of lading)
- Tờ khai hải quan hàng nhập
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
- Các chứng từ khác (nếu có)
Đối với hàng máy móc mới 100% thì hồ sơ hải quan khá đơn giản, chỉ cần lên tờ khai đóng thuế thông quan và lấy hàng về.
#c2vhaiphong